Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Hung hăng đâm tàu Việt Nam, Trung Quốc lộ rõ ý đồ bá quyền trên Biển Đông
"Dưới góc nhìn về mặt khoa học công nghệ, tôi có thể khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam là một hành động lừa dối, che đậy cho mục đích chính trị muốn xâm lấn lãnh thổ Việt Nam " - tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng cho biết trong buổi trò chuyện với Một Thế Giới. Ông nguyên là chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc, thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ.





 Một Thế Giới: Ông đánh giá thế nào về cấu trúc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam?

-Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: Các giàn khoan thăm dò hoặc khoan dầu khí ở biển có 2 loại. Loại giàn khoan cố định là giàn khoan có giàn thép ở chân đế, được bắt cố định dưới đáy biển ở những mực nước khác nhau, có thể là 50m, 90m, 130m, 150m. Hiện nay thế giới chỉ làm những giàn khoan dùng cho các mức nước một vài trăm mét, ít khi làm sâu hơn. Đối với những vùng biển quá sâu thì người ta sẽ phải dùng loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, gọi là giàn khoan bán chìm.


Nhưng trên thực tế nó chỉ là một cái tàu, trên đó có đặt giàn khoan. Và khi giàn khoan đó được kéo đến một địa điểm, một định vị nào đó và trong quá trình vận hành, giàn khoan sử dụng hệ thống chân vịt ở 4 góc để giữ cân bằng. Đối với giàn khoan Hải Dương 981 tôi nghĩ Trung Quốc (TQ) chưa chắc đem đến để khoan mà thực sự chỉ mang đến để làm nơi xác định TQ có mặt ở vị trí đó, xâm phạm chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của VN chứ không có ý nghĩa khoan thăm dò.

Trên thực tế, Hải Dương 981 không tác nghiệp như một giàn khoan, vì thế nó có thể di chuyển đến một vị trí khác, di chuyển đến nhiều nơi trong thời gian rất ngắn. Dưới mực nước 1.000m để thực hiện việc khoan thăm dò là vô cùng khó khăn. Tôi nghĩ mục tiêu của TQ không phải là để khoan thăm dò mà là để xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Đây là điểm quan trọng nhất chúng ta cần phải nhận rõ ý đồ xấu xa của TQ.

Dựa trên cơ sở khoa học nào ông đánh giá việc hạ đặt giàn khoan của TQ như trên? Việt Nam đã có kinh nghiệm về việc hạ đặt giàn khoan hay chưa?

-Việt Nam đã đặt giàn khoan, đặc biệt là vùng Bạch Hổ thì Liên doanh Vietsovpetro  cũng đã làm, khá nhiều. Tập đoàn dầu khí VN  cũng đã hạ đặt giàn khoan ở các mức nước 60m, 90m và đang làm 130m. Những giàn khoan của chúng ta là những giàn khoan cố định, trong điều kiện địa hình đảm bảo yêu cầu, rồi địa chất ở vùng đặt chân móng cũng đạt yêu cầu thì khi đặt giàn khoan đó sẽ an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, đầu tư cho một giàn khoan là rất lớn và thi công rất lâu. Các giải pháp kỹ thuật lắp đặt và định vị đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật rất cao, rất chính xác, kể cả công tác đảm bảo an toàn dưới nước thủy triều cũng như là sóng gió, bão ở ngoài biển là rất lớn cũng như những tác hại khác là rất cao, kể cả nước mặn.
Còn loại giàn khoan Trung Quốc đem vào hạ đặt tại vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta là loại bán nổi nhưng thực tế nó chỉ như là một con tàu kéo, mô phỏng hình dáng giàn khoan để thực thi ý đồ chính trị, xâm lược chứ chưa chắc đã là một giàn khoan thực thụ để khoan tìm kiếm và khai thác dầu mỏ.

-Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc cho rằng hiện giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn tất việc khoan thăm dò giai đoạn 1 và di chuyển sang vị trí khác để thực hiện tiếp giai đoạn 2. Theo ông, xét về khía cạnh kỹ thuật, tuyên bố trên có hợp logic không hay chỉ cố ngụy biện cho một ý đồ khác?

-Tôi nghĩ là khoan xuống lòng đất và đặc biệt là khoan trong lòng biển với sức ép và ma sát của nước, trọng lực và đặc biệt là kết cấu địa chất của đáy biển thì trong điều kiện là mức nước khoảng 1.000m và khoan sâu hàng ngàn mét trong thời gian như vậy, về góc cạnh khoa học công nghệ thì tôi khẳng định là trong một thời gian ngắn như vậy (khoảng 3 tuần – PV) không thể nào khoan được đến vị trí có dầu mỏ hoặc là những vùng có dấu hiệu có dầu mỏ. Tôi nghĩ đó là khoảng thời gian không tưởng và Trung Quốc không thể làm được việc đó. Do đó, TQ đưa ra tuyên bố trên chỉ là tung hỏa mù.

Như vậy, theo ông mục đích chính của TQ là gì?

-Tôi nghĩ mục đích chính của TQ là chính trị, là xâm lấn, gây hấn, muốn bá chủ Biển Đông, nơi không chỉ là dầu mỏ và các nguồn tài nguyên khác mà còn là hành lang đường biển quan trọng xuyên đại dương. Việc khoan thăm dò TQ đang làm chỉ là hình thức, lừa dối còn mục tiêu chính của họ là xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế VN.

Ông đánh giá thế nào về công tác đấu tranh của chúng ta trong thời gian vừa qua?

- Theo tôi, chúng ta hoàn toàn đúng về pháp lý, về luật pháp và công ước quốc tế về luật biển. Chúng ta được sự hậu thuẫn của gần như toàn bộ thế giới. Tất cả các tổ chức, các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ. Không ít người dân, học giả, chính trị gia người TQ, đang sống ở TQ đã phản đối việc làm của chính phủ họ. Nghĩa là chúng ta ở thế của người đúng về pháp lý, người đúng về chủ quyền, người chủ thực sự của vùng biển đó. Cho nên việc đấu tranh vừa qua của chúng ta đã tổng hợp được sức mạnh của nhiều lực lượng.

Chúng ta vừa đấu tranh chính trị, vừa đấu tranh ngoại giao trong các cuộc họp, hội nghị lớn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu và trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế tại Philippines, Bộ Ngoại giao thường xuyên phát ngôn trong các buổi họp báo, hoặc Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh liên tục đàm đạo với các Bộ trưởng ngoại giao và đặc biệt là tuyên bố gần đây của tổng thống Mỹ Barack Obama và của nhiều nước khác trên thế giới như Nhật, Philippines,... tạo thế cho chúng ta về mặt luật pháp.

Chúng ta hoàn toàn đúng, thậm chí có thể khởi kiện TQ ra tòa. Và chúng ta vẫn đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, ngoại giao, gây sức ép bằng các cuộc tuần hành ở VN và nhiều nơi trên thế giới, lôi kéo không chỉ người Việt mà còn cả bạn bè quốc tế. Đó là thắng lợi và tôi cho rằng đây là giải pháp căn bản cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Như vậy là mục tiêu hạ đặt giàn khoan của TQ là chính trị chứ không phải kinh tế. Theo ông, chúng ta cần có những biện pháp gì để tránh rơi vào âm mưu chính trị của TQ?

-Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là toàn dân phải đoàn kết. Chúng ta phải tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bản chất, mục đích của TQ trong thủ đoạn dùng giàn khoan như vậy và có thể họ sẽ còn những hình thức, thủ đoạn khác mà chúng ta cần phải tiên lượng, cảnh giác, từ đó xem xét những giải pháp đấu tranh phù hợp nhằm ngăn chặn. Kể cả ngoài thực địa, chúng ta cần phải có những giải pháp vừa quyết liệt, vừa mạnh dạn nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo để không bị mắc mưu của TQ đang muốn tạo ra những tình thế bất lợi cho ta.

Trung Quốc tuyên bố ngày 2.8 sẽ rút giàn khoan đi. Ông dự đoán thế nào về tuyên bố này?

-Trước sau gì TQ cũng phải rút và thực sự họ đã bắt đầu kéo đi ra một vùng biển khác nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Những tháng 8, 9 và 10 là khoảng thời gian Biển Đông sẽ dậy sóng do bão. Tôi nghĩ các lý do về thời tiết, sức ép lớn của dư luận thế giới và cũng có thể TQ đã đạt được mục đích nào đấy của họ. Và TQ cũng cảm thấy là cuộc xâm lấn vừa qua họ đã làm xấu đi hình ảnh, uy tín của chính họ, khiến cho cả thể giới phản đối và rồi còn có những bất ổn sau này nữa, ở ngay trong lòng nước TQ. Chính vì vậy, tôi nghĩ chắc chắn TQ sẽ phải rút giàn khoan.

Xin cảm ơn ông!
Theo : tinh hinh bien dong

Posted on 01:10 by Unknown

1 comment

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

(Tin tuc quan su) - Trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương.

Sau hai ngày làm việc tích cực với gần 40 tham luận và hơn 80 ý kiến thảo luận, chiều tối 18/11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 được tổ chức tại Đà Nẵng đã bế mạc.
Với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực”, Hội thảo là sự tiếp nối các nỗ lực tăng cường trao đổi, tìm hiểu quan điểm các học giả và nhà tư vấn chính sách trong và ngoài khu vực quan tâm đến vấn đề Biển Đông, nằm trong chuỗi Hội thảo quốc tế hàng năm về Biển Đông do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì từ năm 2009.



Một số học giả nhìn nhận tình hình phức tạp ở Biển Đông cũng mở ra các cơ hội để ASEAN và các đối tác của ASEAN đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Một số học giả nhìn nhận tình hình phức tạp ở Biển Đông cũng mở ra các cơ hội để ASEAN và các đối tác của ASEAN đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Các đại biểu trong nước và quốc tế đã thảo luận làm rõ các nhân tố và tác động tới tình hình Biển Đông, như vai trò của nhà nước, các thực thể phi nhà nước, các lực lượng quân sự và phi quân sự, vai trò của lợi ích an ninh, kinh tế, môi trường của các bên đối với diễn biến tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
Các học giả đã phân tích xu thế chuyển động trong quan hệ quốc tế và quan niệm khu vực về trật tự hàng hải ở Biển Đông, triển vọng áp dụng các khuôn khổ pháp lý quốc tế về các vùng lãnh thổ, vùng biển, đáy biển và vùng trời để giảm thiểu khác biệt và giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Các đại biểu đã đề xuất nhiều biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa để ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác và duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực Biển Đông. (Tình hình biển đông )
Đánh giá về các xu hướng môi trường địa chiến lược ở Biển Đông hiện nay, nhiều học giả lo ngại Biển Đông đang ngày càng trở thành không gian cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.
Một số học giả nhận định rằng một mặt, Trung Quốc điều chỉnh nhãn quan khu vực, có các sáng kiến lớn về cấu trúc an ninh tương lai và hợp tác biển cho khu vực. Mặt khác, Trung Quốc lại đẩy mạnh củng cố yêu sách chủ quyền và vùng biển thông qua việc xây dựng năng lực cho các lực lượng quân sự và bán quân sự, thực thi các hoạt động trên biển, xâm phạm lợi ích của các nước ven biển, làm gia tăng nghi ngại và suy giảm lòng tin chiến lược giữa các nước trong khu vực, tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ở Biển Đông và tác động tiêu cực đến triển vọng giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.



Một số học giả nhìn nhận tình hình phức tạp ở Biển Đông cũng mở ra các cơ hội để ASEAN và các đối tác của ASEAN đóng vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Nhiều học giả đã bày tỏ quan tâm tới sáng kiến “Trục hàng hải” của Tổng thống Indonesia J. Widodo vừa đưa ra, cho rằng Indonesia với tư cách là một nước lớn về biển và có nhiều lợi ích ở Biển Đông có triển vọng đóng vai trò lớn hơn, tích cực hơn trong việc thúc đẩy hợp tác biển và củng cố các chuẩn mực, nguyên tắc hợp tác biển ở khu vực.
Các học giả cũng cho rằng các tổ chức khu vực như Liên minh Châu Âu cũng cần đóng góp tích cực hơn thông qua chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các biện pháp và các quy định pháp lý đã được sử dụng trong việc phòng ngừa xung đột, quản lý tranh chấp về lãnh thổ và vùng biển ở khu vực Châu Âu.
Sau hai ngày diễn ra, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đã thành công tốt đẹp.
Sau hai ngày diễn ra, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đã thành công tốt đẹp.
Trong bối cảnh tranh chấp giữa các nước trong khu vực liên quan đến việc giải thích và áp dụng luật pháp quốc tế, các học giả đã dành nhiều thời gian phân tích chế độ pháp lý đối với hoạt động xây dựng, cải tạo đảo nhân tạo, quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khu vực nhận diện phòng không tại các khu vực chồng lấn; kinh nghiệm áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Các học giả đã phân tích quá trình hình thành Quy định về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; theo đó, các quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt để phát triển và quản lý quy chế bảo tồn các nguồn tài nguyên trong Vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trên cơ sở các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý là có cơ sở pháp lý vững chắc theo luật pháp quốc tế.
Các học giả đặc biệt nhấn mạnh rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, với triển vọng biến các bãi ngầm, đảo đá thành các căn cứ quân sự trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông, hoặc thành lập vùng nhận dạng phòng không để củng cố yêu sách của mình, không chỉ trái với luật pháp quốc tế mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.
Các học giả nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ những thỏa thuận khu vực hiện hành trong đó có DOC và thúc đẩy hợp tác trong các diễn đàn, cơ chế hiện có, các cơ chế diễn đàn đa phương mà quan trọng nhất là các diễn đàn mà ASEAN đóng vai trò trung tâm.
Các học giả cho rằng thúc đẩy hợp tác, thúc đẩy việc xây dựng khuôn khổ pháp lý của khu vực dựa trên luật pháp quốc tế là một giải pháp để dung hòa các lợi ích khác biệt của các bên vì lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông.
Nhiều học giả đã nêu đề xuất giảm thiểu căng thẳng bằng cách thành lập những cơ chế quản lý tranh chấp và khuyến khích tất cả các bên liên quan có thái độ hợp tác linh hoạt, tìm những cách áp dụng và giải thích luật pháp quốc tế phù hợp, được công nhận rộng rãi để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông.
Một số đề xuất cụ thể đã được các học giả nêu ra như sau: Xây dựng quy tắc ứng xử nhằm củng cố việc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông; đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm giải thích Điều 5 của Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), xác định rõ những hành động của các bên cần được khuyến khích, cho phép, những hành động cần kiềm chế thực hiện để đảm bảo không làm thay đổi nguyên trạng và tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Thảo luận các quy tắc chung về hoạt động của các lực lượng quân sự và các lực lượng thực thi pháp luật trong các vùng biển để đảm bảo tự do và an toàn hàng hải, phòng ngừa các va chạm, sự cố bất ngờ ở Biển Đông, giảm thiểu các sự cố trên biển do việc đơn phương áp đặt quyền thực thi pháp luật của một quốc gia đối với người và tàu của quốc gia khác trong các vùng biển chồng lấn.
Xây dựng cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như phòng chống cướp biển, cướp có vũ trang trên biển, tìm kiếm cứu nạn đối với người và tàu trên biển.
Đẩy mạnh các biện pháp và các kênh, cơ chế chia sẻ thông tin biển thông qua các hình thức như Cổng thông tin ASEAN (AIP), Trung tâm thông tin biển khu vực ARF (ARF-RMIC). Thúc đẩy hợp tác khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên sinh vật biển và bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu môi trường biển.
Các học giả đặc biệt nhấn mạnh rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.


Các học giả đặc biệt nhấn mạnh rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao cảm ơn các ý kiến thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm của các học giả, đồng thời nhấn mạnh 3 nội dung mong muốn các học giả tiếp tục cùng giúp các nhà hoạch định chính sách làm rõ, đó là: Đề nghị các học giả tiếp tục giúp minh bạch hóa môi trường chiến lược ở Biển Đông, điều chỉnh các hiểu biết và nhận thức chưa chính xác, giảm thiểu những tính toán sai lầm có thể dẫn đến các nguy cơ xung đột tiềm tàng.
Làm rõ “bức tranh nguyên trạng” ở Biển Đông, giúp các nước có liên quan hiểu rõ các điều kiện tự nhiên, thực thể, tài nguyên và môi trường tạo ra nguyên trạng tại Biển Đông và các biện pháp, nghĩa vụ pháp lý mà các bên cần áp dụng để giữ gìn nguyên trạng đó; và làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý và đề xuất xây dựng một trật tự pháp lý phù hợp với chuẩn mực của luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
(Theo tin quan su )

Posted on 23:33 by Unknown

No comments

Chuyên gia về Trung Quốc cho biết giới quân sự nước này tin rằng Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tiềm tàng với Bắc Kinh.

Trong một bài báo đăng trên tờ Foreign Policy, ông Michael Pillsbury viết rằng với kinh nghiệm nghiên cứu Trung Quốc 40 năm qua, ông không chỉ đọc số lượng lớn các tạp chí quân sự và báo Trung Quốc mà còn trực tiếp nói chuyện với các thành viên quân đội Trung Quốc. Ông Pillsbury nói: "Các lãnh đạo quân sự và chính trị của Trung Quốc tin rằng đất nước họ đang là trung tâm trong kế hoạch quân sự của Mỹ". (tin quan su Trung quốc - Mỹ )



Mức độ căng thẳng trong tình huống này vẫn cao, không chỉ bởi Bắc Kinh đã gia tăng ngân sách dành cho quân sự và cũng không chỉ bởi Mỹ đã đầu tư lượng lớn tiền bạc cho chính sách thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vấn đề nghiêm trọng hơn là "sự thiếu minh bạch" của Trung Quốc trong quân sự.

Mối đe dọa về một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn hiện hữu chừng nào, hoạt động của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn trong vòng bí mật.

Theo nhận định của chuyên gia, thỏa thuận gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó hai bên sẽ thông báo trước cho nhau về bất kỳ cuộc tập trận lớn, cũng không làm thay đổi tình hình.
Theo : tin tuc nong quan su

Posted on 23:23 by Unknown

No comments

(tình hình biển đông )Sau khi Nga đưa siêu hạm đến Biển Đông tập trận, Trung Quốc tăng cường tàu săn ngầm, Mỹ không thể ngồi im và đã có quyết định của mình.



Theo thông báo của Hải quân Mỹ, từ ngày 17/11, Mỹ quyết định triển khai tàu chiến USS Fort Worth đến Singapore và khu vực Thái Bình Dương, khởi động chiến lược hải quân mới.
Đợt triển khai kéo dài 16 tháng của tàu USS Fort Worth là sự khởi động cho một chiến lược mới của Hải quân Mỹ vốn được tuyên bố là sẽ tiết kiệm hơn và giúp duy trì sự hiện diện ở nước ngoài, bất chấp việc ngân sách ngày càng bị siết chặt.

Đại tá Randy Garner, Phó Đề đốc của Đội tàu chiến tuần duyên số 1, cho biết Hải quân Mỹ có kế hoạch thành lập ba nhóm thủy thủ đoàn cho mỗi cặp tàu chiến tuần duyên và luân chuyển bốn tháng một lần. Đây là một sự cắt giảm đáng kể so với quân số hiện nay vốn cho phép thủy thủ đoàn lưu lại tàu của họ.

Tháng 3/2013, Hải quân Mỹ cũng đã điều chiến hạm tác chiến ven bờ USS Freedom (LCS-1) đến căn cứ hải quân Changi, Singapore. Thời gian lưu trú của tàu này tại căn cứ Changi là 1 năm. Trong thời gian đó, chiến hạm LCS-1 đã tham gia nhiều đợt diễn tập quân sự chung trên biển với các quốc gia Đông Nam Á.
USS Fort Worth trước đây cũng đã từng sử dụng để thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn MQ-8B. Tiến hành thử nghiệm UAV được tích hợp khả năng trinh sát và tấn công bố trí trên hạm tác chiến ven bờ là bước chuyển bị cho phép hải quân Mỹ tiến tới bố trí UAV thường xuyên trên các chiến hạm LCS.
Quyết định triển khai chiến hạm đến Biển Đông lần này của Hải quân Mỹ được đưa ra khi Nga đưa tuần dương hạm Moskva đến vùng biển này tập trận, trong khi Trung Quốc tăng cường tàu săn ngầm Chu Châu 594.

Chu Châu 594 là tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 thứ 18 của Hải quân Trung Quốc được đưa vào sử dụng, mà cũng là tàu chiến đầu tiên trong kế hoạch của hải quân nước này được dùng để thực hiện tác chiến chống ngầm, Tạp chí Jane’s Defence Weekly cho biết. Việc triển khai tàu Chu Châu 594 đến Biển Đông là nỗ lực rất lớn của Hải quân Trung Quốc nhằm lấp đầy lỗ hổng chống ngầm của Trung Quốc hiện nay.
Tuy nhiên, điều Mỹ thực sự lo ngại không phải là tàu săn ngầm Chu Châu 594 mà chính là việc khi Hải quân Nga đưa siêu hạm Moskva đến Biển Đông và tiến hành tập trận tại đây.

Tờ International Business Times của Mỹ ngày 6/11 dẫn lời chuyên gia quân sự Mỹ Eric Wertheim từ Viện Hải quân Mỹ cho rằng, mặc dù khu vực Biển Đông hoàn toàn không phải là khu vực hoạt động chính của Nga, nhưng lại là một phần “bành trướng” của Nga.
Eric Wertheim cho rằng, tàu tuần dương Moskva được triển khai là sự phô diễn hiếm thấy của Nga thể hiện sự hiện diện sức mạnh ở khu vực Biển Đông. Trước khi đến Biển Đông tiến hành diễn tập, tàu tuần dương Moskva cũng từng cập cảng Singapore, tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi.
Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, trong mấy năm qua, hoạt động quân sự của Nga tăng cường tập trung vào hàng không và tàu ngầm hơn là tàu nổi. Do vậy, ông khá ngạc nhiên khi Nga cho tàu nổi tập trận ở Biển Đông.
Theo : tinh hinh bien dong

Posted on 23:16 by Unknown

No comments

Việt Nam, ASEAN và cả cộng đồng quốc tế phải làm gì trước chiến lược bao vây biển Đông của Trung Quốc? Các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước tiếp tục mổ xẻ và đưa ra những biện pháp căn cơ trong ngày cuối cùng của hội thảo quốc tế biển Đông lần 6 vừa kết thúc hôm qua ở Đà Nẵng.

ASEAN cần đoàn kết, thống nhất sức mạnh, Hoa Kỳ tham gia mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mình ở châu Á; Nhật Bản tăng cường hợp tác và đặc biệt, châu Âu không thể đứng ngoài cuộc – đó là các nhận định của chuyên gia đến từ Mỹ, Nhật và châu Âu.


Nguồn cá và dầu khí là hai thứ khiến các cường quốc nhăm nhe thôn tính biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc, với đường 9 đoạn cùng những hành động gần đây cho thấy đây là nước mong muốn sớm nhất bá quyền độc tôn ở biển Đông. Điều này, theo GS. Leszek Buszynski (nghiên cứu viên cấp cao, ĐH Quốc gia Úc), là bởi biển Đông có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt với Trung Quốc, vì thế, nước này đang dùng chiến lược bao vây biển mà nếu ASEAN cùng cả thế giới không quyết liệt, tỉnh táo thì sẽ quá muộn màng.
Theo GS. Buszynski, ngay từ những năm 1970, mối quan tâm về dầu lửa tại biển Đông của Trung Quốc đã được kích thích từ những cuộc thăm dò của Philippines và cho báo cáo kết quả khả quan về trữ lượng. Ngay sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Việt Nam và Philippines về thăm dò trong vùng biển mà Trung Quốc coi là của họ, đồng thời cảnh báo các Cty đối tác về hậu quả kinh doanh những hoạt động thăm dò dầu khí.
Vai trò của EU - tin quan su bien dong 
Theo GS. Buszynski, muốn hạn chế và đi đến triệt tiêu chiến lược bao vây biển của Trung Quốc cần sự đồng lòng đoàn kết, phát huy sức mạnh của ASEAN cùng sự vào cuộc của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, không thể xem nhẹ can thiệp của châu Âu.
Đồng quan điểm, ông Vũ Trường Minh (Giảng viên ĐH KHXH&NV TPHCM) cho rằng, khi biển Đông căng thẳng, những đóng góp về mặt ngoại giao của châu Âu là không thể xem nhẹ. “Châu Âu có những lợi ích kinh tế quan trọng trong việc ổn định ở Biển Đông, nơi hầu hết thương mại đều đi qua Đông Á. Vì thế, chính sách xoay trục của EU đối với biển Đông là vô cùng quan trọng” – ông Vũ Trường Minh nhận định.
(Theo tin quan su )

Posted on 22:57 by Unknown

No comments

Lực lượng bán quân sự là đội quân phụ trợ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Vào thời bình, nhiệm vụ chính của họ là thi hình pháp luật và gìn giữ an ninh trong nước.

Vào thời chiến, họ sẽ làm tăng số lượng quân mà Trung Quốc có lên gấp 3 lần. Đây là một nguồn sức mạnh quan trong trong thời điểm căng thẳng giữa các nước xung quanh về vấn đề chủ quyền ở biên giới cũng như ở các quần đảo ở Biển Đông (tin quan su Bien Dong )















Trước đó đã có những chỉ trích về việc lực lượng này tấn công nhà báo nước ngoài và sử dụng phương thức bạo lực để đàn áp biểu tình ở Tây Tạng.

Reuters đã công bố một tấm hình binh lính bán quân sự Trung Quốc bò trườn trên mặt cắt dưới cái nóng 38 độ C. Dưới đây là những tấm hình miêu tả chế độ tập luyện của lực lượng bán quân sự khổng lồ của Trung Quốc. 





Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Xem thêm  :  Đặc công Việt Nam biến hình như thế nào?

Posted on 22:48 by Unknown

No comments

Theo tin quân sự mới nhất đưa tin ngày 18/11 .Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng một thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, và Đức) có thể đạt được trước thời hạn chót là ngày 24/11 song Tehran cần thể hiện sự linh hoạt hơn trong đàm phán.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) và người đồng cấp Iran Javad Zarif (trái) thảo luận những vấn đề còn tồn tại liên quan đến thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại London, ông Hammond nói: “Tôi tin rằng một thỏa thuận có thể đạt được. Nhưng chúng tôi sẽ không ký một thỏa thuận tồi. Các cuộc đàm phán diễn ra cực kỳ căng thẳng và Iran cần thể hiện sự linh hoạt hơn nếu chúng ta muốn thành công.”

Các quan chức ngoại giao cấp cao của Iran và Nhóm P5+1 sẽ gặp nhau tại thủ đô Vienna của Áo trong tuần này để tiến hành vòng cuối cuộc đàm phán nhằm đạt một thỏa thuận, theo đó sẽ chấm dứt các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran./.
Theo : tin quan su

Posted on 20:23 by Unknown

No comments